Vay tiền online có lừa đảo không? Cách phòng tránh ra sao?

Avatar p content Lần cập nhật cuối: 16 Tháng Hai, 2024

Để trả lời cho câu hỏi: Vay tiền online có lừa đảo không? Chúng ta cần phải hiểu về hình thức vay tiền online, biết phân biệt đâu là địa chỉ vay uy tín, nắm rõ được các chiêu thức lừa đảo, từ đó sẽ có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Vay tiền online là gì?

Hình thức vay tiền online không còn xa lạ trong thời đại công nghệ cao, trái lại nó ngày càng trở nên phổ biến nhờ có nhiều tiện ích. Vay tiền online là hình thức cho vay qua mạng, người có nhu cầu vay tiền không cần đến gặp trực tiếp bên cho vay, mà mọi giao dịch sẽ thông qua trang web hoặc app vay tiền của bên vay cung cấp.

Hiện nay hình thức vay tiền mặt online là cách thức cho vay lãi hợp pháp, miễn sao lãi suất cho vay phù hợp với quy định pháp luật đề ra. Nhưng vì cả hai bên không gặp trực tiếp nên một số kẻ xấu đã lợi dụng điểm này để lừa đảo người vay online bằng nhiều hình thức khác nhau. Vậy nên, vay tiền online có lừa đảo không? Thì câu trả lời là có. 

Hình thức các đối tượng lừa đảo hay sử dụng là gì? Chúng ta sẽ xem tiếp ở mục bên dưới.

Xem thêm: Top 10 app vay tiền mặt nhanh chóng uy tín nhất hiện nay

Những chiêu trò lừa đảo vay tiền online

Chỉ cần là những ai có nhu cầu vay tiền (không kể là ít hay nhiều, mục đích chi trả cho sinh hoạt hay đầu tư kinh doanh) đều là mục tiêu nhắm đến của các đối tượng lừa đảo. Để có thể đưa người vay vào bẫy, các đối tượng thay đổi nhiều cách thức, nhưng cơ bản nhất vẫn là lấy thông tin cá nhân và mật khẩu ngân hàng của cá nhân để rút tiền từ tài khoản hoặc đưa người vay vào món nợ lãi mẹ đẻ lãi con vượt sức chi trả.

1. Mạo danh tổ chức cho vay uy tín

Hình thức mạo danh này phổ biến nhất, nó có khá nhiều phiên bản lừa đảo “con”. Phiên bản đầu thứ nhất đó chính là gọi điện mạo danh. Kẻ lừa đảo sẽ tự nhận mình là nhân viên của ngân hàng A, ngân hàng B (ngân hàng lớn, quen tên), sau đó tư vấn mời chào người nghe vay tiền gói này, gói khác với mức lãi suất 0 đồng hoặc mức phí cực thấp. 

Kẻ lừa đảo luôn mang tới miếng mồi ngon

Nếu người nghe đồng ý, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu cung cấp họ tên đầy đủ, căn cước công dân, địa chỉ nhà, mật khẩu ngân hàng hoặc cung cấp mã OTP (nếu có ý định rút tiền tài khoản), còn nếu muốn câu dẫn vay nặng lãi sẽ hướng dẫn người vay cung cấp thông tin theo yêu cầu họ đưa ra.

Phiên bản thứ 2 tinh vi hơn, đó chính là gọi video. Sử dụng công nghệ AI, kẻ xấu sẽ đóng vai nhân viên ngân hàng gọi video để chiếm lòng tin của bạn, sau đó tiến hành các bước chiếm đoạt tài sản như gọi điện thoại.

2. Phải đóng phí vay tiền online

Trong trường hợp này, bạn không cần phải hỏi đây có phải là hình thức vay tiền online có lừa đảo không, vì đây chắc chắn là lừa đảo. Bởi 100% các app vay tiền online đều miễn phí vay hoàn toàn, bạn chỉ phải trả lãi suất số tiền bạn vay theo tháng hoặc năm đã quy định rõ trong quy định bên vay đưa ra.

Cách lừa đảo này rất dễ nhận biết, các đối tượng lừa đảo sẽ đưa ra một chính sách vay tiền vô cùng hấp dẫn:

– Không cần thế chấp tài sản.

– Không chứng minh người thân.

– Không cần cung cấp giấy tờ như căn cước công dân, bằng lái xe.

– Giải ngân sau 10 -15 phút.

– Số tiền giải ngân lên tới cả trăm triệu đồng.

Và cuối cùng là yêu cầu bạn đóng “phí vay tiền”, số tiền có thể là vài trăm nghìn, vài triệu đồng. Sa khi bạn nộp phí, thì tiền vay không được nhận mà tiền phí cũng sẽ bốc hơi luôn.

3. Gửi đường link có mã độc hại

Các đối tượng lừa đảo sẽ tìm hiểu thông tin cá nhân của bạn qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram… Chúng sẽ nắm bắt sở thích, nhu cầu mong muốn của bạn qua các bài đăng, và lên kế hoạch lừa đảo để bạn tin tưởng tự nhiên nhất.

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho bất cứ ai

Ví dụ như: gửi bạn một đường link gắn mã độc với nội dung tặng quà miễn phí, hoặc yêu cầu bạn chơi game trúng thưởng, tặng vé du lịch nhân dịp đặc biệt nào đó… 

Khi bạn kích vào chúng có thể kiểm soát điện thoại của bạn, lấy cắp các thông tin quan trọng và lấy tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn.

4. Dụ dỗ vay tiền tín dụng đen

Cách thức hoạt động của các tổ chức này đó chính là đưa ra các ưu đãi vay ban đầu cũng không yêu cầu trả lãi, nhưng sẽ tăng lãi vào một ngày nào đó. Dù cho người vay trả đúng kỳ hạn hệ thống cố tình báo lỗi và bắt người vay phải trả lãi từ 5% – 12% một ngày.

Nếu người vay không trả, chủ nợ sẽ dùng nhiều hình thức khác nhau để khủng bố tinh thần của người nợ và người thân bạn bè. Khiến người vay mất danh dự, và còn không thể trả hết nợ do lãi quá cao, vượt tầm chi trả.

Cách phòng tránh lừa đảo khi vay tiền online

Để bản thân và người nhà không bị mất tiền oan hay vướng rắc rối thì ta cần phải chú ý tới các điểm sau:

– Lựa chọn vay tiền online của các ngân hàng. Có khá nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ cho vay tiền online, ví dụ MB BANK, VPBank… Các đơn vị cho vay trên đã được nhà nước cấp phép, có đủ uy tín để ta gửi gắm niềm tin bởi chính sách cho vay của họ rõ ràng, thông tin minh bạch.

– Khi có người gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, đặc biệt là mật khẩu ngân hàng, mã OTP tuyệt đối không được cung cấp. Nếu họ gọi điện với vai trò nhân viên của tổ chức nào đó hãy đến cơ quan đó xác nhận.

– Hãy đọc rõ điều khoản vay, thanh toán đúng hạn và không vay vượt mức chi trả.

– Hãy nhờ sự bảo vệ của cơ quan chức năng nếu bạn bị đe dọa.

Lời giải đáp cho dấu hỏi: vay tiền online có lừa đảo không đã có lời giải đáp. Hãy là người thông thái trước những cạm bẫy của kẻ lừa đảo để dù gặp qua khó khăn nào bạn cũng không mắc bẫy.